Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp
Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp
Hotline

[email protected]

0943 49 59 85

Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

    Xem thêm

     

    Để mua một máy phát điện phù hợp với nhu cầu thì việc tính toán công suất cần dùng là điều cần thiết. Hưng Thịnh sẽ hướng dẫn cách tính công suất máy phát điện dựa vào công thức và thực tế.

    Ngoài ra, trên báo giá hay trên máy phát điện thì có hàng loạt loại công suất. Chúng có ý nghĩa gì? Làm cách nào để tính được công suất cần dùng để mua một máy phát điện theo nhu cầu? Hưng Thịnh sẽ giải mã tất tần tật về những câu hỏi này.

     

    cong-suat-may-phat-dien-cong-nghiep-1
    Quá nhiều loại công suất và quá nhiều thắc mắc về công suất máy phát điện công nghiệp


    Công suất máy phát điện là gì?

    Công suất máy phát điện là thông số biểu thị để người dùng biết được rằng mình đang sử dụng bao nhiêu điện. Nhờ đó, người dùng có thể tính được lượng điện cần dùng và chọn mua máy phát điện.

    Công suất này là cơ sở để bạn chọn một sản phẩm máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu chọn sai công suất sẽ dẫn đến hai trường hợp sau đây:

          Công suất không đủ: Gây ra quá tải dẫn đến chập điện và hỏng hóc đến các thiết bị kết nối với máy phát điện.

          Công suất quá lớn: Gây ra lãng phí.

    Các nhà sản xuất động cơ đã khuyến cáo rằng: “Động cơ hoạt động ổn định nhất là khi mức tải không vượt quá 80% công suất liên tục. Quá tải 10% chỉ được phép sử dụng 1h trong 12h sử dụng”

    => Từ những điểm trên, chúng ta cần chọn máy có công suất lớn hơn công suất cần sử dụng giao động từ 15% đến 25%.

    Máy phát điện công nghiệp bao gồm 03 loại công suất. Trong đó, 02 loại công suất thường thấy và 01 loại công suất đặc biệt. Dưới đây là các loại công suất của máy phát điện công nghiệp

     

    2 loại công suất thường thấy trên máy phát điện

    Công suất liên tục (Prime Power) và công suất dự phòng (Stand-by Power) là hai loại công suất thường thấy trên máy phát điện công nghiệp.

     

    Công suất liên tục (Prime Power)

    Công suất liên tục (Prime Power) là công suất cho phép máy phát điện chạy ở chế độ liên tục thay điện lưới. Thời gian hoạt động lớn hơn 1h trong 12h sử dụng.

    Công suất này có khả năng cung cấp liên tục không giới hạn số lần chạy mỗi năm. Công suất này được dùng cho các thiết bị có mức tải ổn định.

                >>> Xem thêm:

                                    Máy phát điện liên tục Cummins

                                    Máy phát điện liên tục Mitsubishi

                                    Máy phát điện liên tục Perkins

                                    Máy phát điện liên tục Doosan

     

    Công suất dự phòng (Stand-by Power)

    Công suất dự phòng (Stand_by Power) là công suất cho phép máy chạy quá tải 10%. Có nghĩa là công suất liên tục 100% thì dự phòng sẽ là 110%.

    Thời gian chạy không quá 1h trong 12h sử dụng trong một ngày và không vượt quá 200h trong một năm.

     

    Công suất đặc biệt thứ 3 của máy phát điện công nghiệp

    Công suất liên tục nguồn chính (Continuous Power) là công suất cho phép máy phát điện được chạy liên tục và thay thế nguồn điện lưới mà không giới hạn thời gian.

    Công suất này được ứng dụng cho những vùng chưa có điện lưới. Đây cũng là một dòng riêng biệt của máy phát điện. 

    Trên thị trường Việt Nam, dòng máy liên tục nguồn chính được ưa chuộng là Mitsubishi MGS series.

    Hưng Thịnh không giới thiệu dòng sản phẩm này tại Website nhưng nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay đến với Hưng Thịnh. Chúng tôi sẽ tư vấn hỗ trợ cho bạn. 

     

    Công thức để tính công suất máy phát điện công nghiệp

    Không có vấn đề gì khó khăn cả mọi thứ bạn cần đều nằm ở bảng hướng dẫn sau đây:

     

    Bảng công thức tính công suất máy phát điện

     


     

    MÁY PHÁT ĐIỆN 1 PHA  MÁY PHÁT ĐIỆN 3 PHA
    Công suất biểu kiến S (kVA) I x U
    1000
    I x U x 1.732 
    1000
    Công suất hiệu dụng P (kW)  I x U x Cos(phi)
    1000
    I x U x 1.732 x Cos(phi)
    1000
    Tính cường độ dòng điện I (Ampe) khi biết P (kW) P x 1000
    U x Cos(phi)
    P x 1000
    1.732 x U x Cos(phi)
    Tính cường độ dòng điện I (Ampe) khi biết S (kVA) S x 1000
    U
    S x 1000
    1.732 x U

     

    Giải mã từng loại đơn vị trong công thức

    Để áp dụng bảng tính này một cách nhuần nhuyễn bạn cần hiểu rõ về từng loại đơn vị trong bảng trên.

     

    Công suất biểu kiến S (kVA)

    Công suất biểu kiến là công suất tổng của máy phát điện bao gồm công suất hiệu dụng và công suất phản kháng

     

    Công suất hiệu dụng P (kW)

    Công suất tác dụng là phần điện năng biến đổi thành các dạng năng lượng có ích khác phụ vụ cho nhu cầu người sử dụng.

     

    Cường độ dòng điện I

    Đơn vị dùng để đo cường độ dòng điện là A (Ampe)

     

    Hiệu điện thế U

    Đơn vị được dùng để đo hiệu điện thế là V (Volt)

    Tại Việt Nam 1 pha là 230V, 3 pha là 400V

     

    Hệ số công suất Cos(phi) 0.8

    Đối với máy phát điện 3 pha thì có thêm một hệ số là 1.732 được làm tròn từ √3 . Đối với máy 1 pha bạn không cần thêm hệ số này vào công thức.

     

    cong-suat-may-phat-dien-cong-nghiep-2
    Hệ số Cos phi được dùng trong công thức tính công suất máy phát điện công nghiệp

     

    Cách quy đổi từ kVA sang kW

    Phần này để dễ hiểu nhất chúng ta cần nắm cơ bản nhất là: 1kW (Kilo Watt) = 1000W (Watt)

    Để quy đổi kVA bằng bao nhiêu kW chúng ta sử dụng công thức: kW = kVA x Cos(phi)

    Ví dụ: Chúng ta có máy phát điện 300kVA thì máy đó sẽ chạy được 240kW.

      Được tính bằng công thức: 300 x 0.8 = 240

     

    Chuyển đổi kW sang HP

    Mã lực (viết tắt là HP – Horse Power) là một đơn vị cũ thường được dùng để đo công suất. Nó được định nghĩa là lực cần thiết để nâng một khối lượng.

     

    cong-suat-may-phat-dien-cong-nghiep-3
    Mã lực của động cơ máy phát điện công nghiệp

     

    Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị “mã lực” và “kW”, chúng ta nhân kW với hệ số hoặc ngược lại.

          1 HP = 0.745699872 kW = 745,699872 W – Làm tròn: 0.745

          1000W = 1 kW = 1.34102209 HP – Làm tròn: 1.341

     

    Ví dụ: Chúng ta có động cơ có công suất là 50kW thì sẽ có mã lực là 67.05HP

    Được tính như sau: 50 x 1.341 = 67.05

     

    Phương pháp lấy số liệu thực tế để tính công suất máy phát điện

    Cách 1: Sử dụng máy kẹp dòng để có được số Ampe. Sau đó, áp dụng công thức để tính toán chi tiết.

    Cách 2: Xem số Ampe ghi trên cầu dao tổng và áp dụng công thức trên.

    Quý Khách nên lưu ý một số thiết bị có dòng khởi động rất cao. Ví dụ: Bơm cứu hỏa, lò nung… Bạn nên lưu ý về những thiết bị này. Để thật chính xác và đảm bảo hãy gọi điện trực tiếp đến cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

     

     

     

    Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

    Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

    Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

    Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp

    Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp
    Cách để tính công suất máy phát điện công nghiệp